Đóng cối Cối_xay_thóc

Người thợ đóng cối gọi là phó cối.

Vật liệu dùng đóng cối:tre để đan 2 thớt cối (thớt trên và thớt dưới),làm tai cối.gỗ làm "ngõng cối" và dăm cối(bằng gỗ nhãn già).

Tre chẻ nhỏ thành nan để đan thân cối. Gỗ, thường dùng nhãn, [ cưa khúc ngắn chẻ làm dăm theo thớ dọc, sao cho dăm thật dóc, không tướp, cứng nhưng không giòn, đem phơi khô đủ độ. Đất sét vàng hoặc xanh,nhào thật nhuyễn dùng để đắp phần mặt cối của cả thớt trên và thớt dưới. Khi phần thịt cối (mặt cối) bằng đất sét đã được đắp nện bám chắc vào vỏ áo cối, gắn trục quay và tai cối, mới đến khâu chêm dăm cối. Đây là phần khó và tỉ mỉ nhất thể hiện tay nghề của phó cối. Khi chêm phải chia mặt cối theo hàng lối và phải tạo thành chiều quay thuận của cối,(lúc quay cối thì hạt thóc bị bóc trấu,trấu cùng hạt gạo được đẩy ra ngoài) Toàn bộ dăm cối phải nằm trên mặt phẳng, khi đất được đóng dăm chưa khô,phải dùng "sảm"-làm bằng gỗ hoặc gốc tre già,lèn cho chặt dăm cối lại.Đóng cối xong để cho đất khô trắng là dùng được.

Để đóng được một cái cối mới, một phó cối thường phải làm việc một ngày(ít khi hơn).Nếu buổi chiều mới đóng, phó cối người xứ xa thì phải lưu lại nhà gia chủ, được thết đãi thịnh soạn hơn ngày thường vì gia chủ luôn mong muốn có một cái cối tốt.Thường một bộ vỏ cối đan bằng tre dùng được vài lần,không phải lần đóng cối nào cũng phải thay vỏ của thớt cối.